Giỏ hàng
Bác Sĩ Giải Đáp 9 Vấn Đề Thường Gặp Khi Chăm Sóc Bé

Bác Sĩ Giải Đáp 9 Vấn Đề Thường Gặp Khi Chăm Sóc Bé

Ngày: 18-09-2018 đăng bởi: Đoàn Phi Yến


Trong quá trình nuôi dưỡng con cái bố mẹ sẽ gặp phải vô số các vấn đề về mặt sức khỏe của bé. Để giúp các bố mẹ có thêm kiến thức nuôi con và đỡ phải luống cuống khi sức khỏe của con không tốt, chúng tôi đã tổng hợp những câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm mà không biết phải hỏi ai khi cần ở đây để các bố mẹ thuận tiện hơn khi tham khảo kiến thức


Câu hỏi 1: Tại sao trẻ bị sốt sau khi tiêm vacxin và phải làm gì?

Giải đáp: Bản chất của vacxin là chứa các loại vi khuẩn không còn khả năng gây bệnh, giúp kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể đặc hiệu chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể những lần sau. Do trong vắc xin có kháng nguyên lần đầu đưa vào cơ thể nên có thể gây ra phản ứng sốt nhẹ sau khi tiêm.

Biểu hiện này là hoàn toàn bình thường, các mẹ có thể làm giảm bớt khó chịu cho trẻ bằng cách chườm ấm ở cổ, nách, bẹn và cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, bú đủ sữa mẹ và theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên.

Nếu trẻ có các triệu chứng sốt cao từ 39 -40 độ C, quấy khóc không ngừng, bỏ bú, co giật, li bì... Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol và đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý. Đây không phải là phản ứng thông thường sau tiêm phòng mà có thể là biểu hiện bệnh lý hoặc sốc cần được điều trị y tế.

Câu hỏi 2: Bé biếng ăn và có triệu chứng của bệnh nấm lưỡi, thì nên điều trị cho bé thế nào?

Giải đáp:  Nấm lưỡi là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Bệnh cần điều trị lâu dài và đúng cách vì nấm lưỡi rất dễ tái phát.

Điều tị nấm lưỡi cần kết hợp thuốc kháng nấm với vệ sinh khoang miệng, lưỡi sạch sẽ.

Hiện có khá nhiều loại thuốc kháng nấm dùng cho trẻ như nystanin, miconazol... Các loại thuốc này cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ về cách sử dụng cũng như liều lượng thuốc. Tuy nhiên, chỉ với triệu chứng biếng ăn và có chấm trắng ở lưỡi chưa đủ để kết luận bé bị nấm lưỡi được.

Cần qua thăm khám thực tế để có chỉ định điều trị hiệu quả nhất.

Câu 3: Thời điểm và độ tuổi nào thích hợp để bắt đầu tẩy giun cho bé?

Giải đáp: Tẩy giun cho trẻ không chỉ giúp ngăn ngừa được tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu mà còn ngăn ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm do giun sán gây nên. Thông thường, khi trẻ được 2 tuổi mới cho tẩy giun. Chỉ trong trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm lớn do giun sán mới cần cân nhắc tẩy giun sớm hơn nhưng cần thăm khám trực tiếp và có chỉ định của bác sĩ.

Câu 4: Em bé xét nghiệm máu có được uống sữa không?

Giải đáp: Trả lời cho thắc mắc này của các mẹ là còn tùy vao xét nghiệm thực hiện mà bác sĩ sẽ chỉ định bé có được uống sữa hay không. Với những xét nghiệm như công thức máu, nhóm máu, đông máu, xét nghiệm chức năng gan, thận... thì bé vẫn có thể uống sữa được. Tuy nhiên, nếu được chỉ định làm xét nghiệm đường huyết, mỡ  máu,… thì bé phải nhịn ăn và nhịn uống sữa trước ít nhất 6 giờ để kết quả được chính xác.

Bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng của con mình trước khi đưa cháu tới khám để có được lời khuyên hữu ích nhất. Ngoài ra, chị có thể tìm đến những bệnh viện có dịch vụ lấy mẫu máu xét nghiệm tại nhà để đảm bảo thời gian cũng như không để bé phải nhịn đói quá lâu.

Câu 5: Bé bị muỗi đốt phải xử lý thế nào?

Giải đáp:  Da của trẻ em thường mỏng hơn người lớn đồng thời sức đề kháng kém làm các vết muỗi đốt trên da thường sưng đỏ thậm chí phát ban hoặc sốt. Khi cháu bị muỗi đốt, bố mẹ cần xử trí bằng cách không cho trẻ gãi vào vết muỗi cắn, sáu đó dùng đá lạnh chườm hay rửa để giảm ngứa.

Mẹ có thể đắp thuốc tím pha loãng tại vị trí muỗi đốt cũng có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu, giảm hoạt tính của độc tố từ muỗi. Cuối cùng cần thoa thuốc chống ngứa hoặc kháng khuẩn để giảm nguy cơ viêm nhiễm tại chỗ.

Để đề phòng muỗi đốt bé, gia đình nên giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, phun thuốc diệt muỗi thường xuyên, cho trẻ ngủ trong màn ( mùn) và mặc các loại quần áo sáng màu

Câu 6: Bé bị bệnh tay chân miệng có tắm được  không?

Giải đáp:  Tay chân mệnh là bệnh dễ gặp phải ở trẻ em trong giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi. Nhiều người chưa biết cách chăm sóc trẻ bệnh vẫn cho rằng tay chân miệng phải kiêng nước và không được tắm, hoặc nghĩ là tắm sẽ làm cho các nốt mụn nước trên da vỡ ra gây nhiễm trùng.

Thực tế các bố mẹ nên để bé được tắm rửa cho sạch sẽ, khi tắm chú ý nhẹ nhàn sử dụng loại xà bông sát khuẩn để loại bỏ vi khuẩn trên da.

Trong quá trình chăm sóc bé bạn nên xây dựng cho bé một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, cách ly trẻ khỏi những trẻ khác để phòng tránh lây lan. Nếu bé có các dấu hiệu như giật mình, quấy khóc liên tục, khó ngủ, run tay chân, co giật… Phải đưa bé đến bệnh viện để có hướng điều trị kịp thời.

Câu 7: Bé bị sổ mũi, có nên bơm rửa mũi cho bé không?

Giải đáp: Hiện nay có nhiều cha mẹ truyền tai nhau cách rửa mũi cho con bằng xilanh tự chế. Thực chất hành động này dễ khiến trẻ sặc và bị sang chấn tâm lý. Với áp lực không đều, bơm rửa theo cách này còn có thể làm tổn thương niêm mặc, khiến trẻ sặc thậm chí là biến chứng viêm tai giữa.

Vì vậy, không nên thực hiện bơm rửa mũi bé bằng xilanh, thay vào đó, mỗi khi con bị sổ mũi bạn có thể nhỏ mũi cho bé mỗi bên vài giọt sau đó dùng dụng cụ hút mũi, hút chất nhầy để trẻ dễ thở, hạn chế chất nhầy chảy xuống họng gây viêm họng.

Câu 8: Bé đã tiêm phòng bệnh thủy đậu nhưng vẫn mắc bệnh thủy đậu, liệu bệnh có tái phát nữa không?

Giải đáp:  Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra, tuy cháu đã từng tiêm phòng nhưng chỉ có 95-99% trẻ được đảm bảo bảo vệ. Nếu bé đã mắc bệnh một lần thì khả năng bị lại là rất thấp. Tuy nhiên bệnh có thể bộc phát thành bệnh zona thần kinh.

Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến cấp tính. Zona thần kinh tuy không nguy hiểm nhưng nếu bệnh diễn tiến nặng không điều trị kịp thời thì virut có thể tiêu hủy tế bào thần kinh tủy sống, gây rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da. Để phòng bệnh zona cho trẻ, bố mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với người bệnh, tăng cường dinh dưỡng và hạn chế cho bé tiếp xúc với khói thuốc.

Câu 9: Em bé bị sốt và chảy nước dãi nhiều là bị gì?

Giải đáp: Sốt là sự tăng nhiệt độ cơ thể tạm thời do phản ứng với các tác nhân gây hại như vi rút, vi khuẩn… Thực chất đây là phả ứng có lợi của hệ thống bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây hại giúp cơ thể tiêu diệt và ức chế các tác nhân.

Nếu bé có dấu hiệu như trên, người nhà nên hạ sốt cho bé bằng cách chườm ấm vùng cổ, nách, bẹn, bổ sung nước và oresol theo cân nặng, tăng cường thêm dinh dưỡng hằng ngày.

Nếu trẻ sốt cao từ 38,5 độ C thì cho con uống thuốc hạ sốt paracetamol để phòng sốt cao co giật. Ngoài ra, tình trạng chảy dãi ở trẻ có thể là do trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần theo dõi sát nếu con có cát dấu hiệu đi kèm như mất nước, li bì, co giật, không hạ sốt dù đã uống thuốc… Thì nên cho đến các cơ sở y tế để được điều trị.

Bác sĩ hỗ trợ tư vấn: Nguyễn Thị Thanh, chuyên khoa Nhi

Nếu bạn quá bận rộn hoặc mệt mỏi nhiều khi chăm sóc bé, hãy dành thời gian nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe bạn đủ tốt để chăm lo cho con lâu dài. Nhờ người phụ giúp việc chăm sóc con cái trong một vài ngày vừa đảm bảo bé  con được chăm sóc tốt mà bố mẹ có chút thời gian cho chính mình.

ĐẶT DỊCH VỤ CHĂM SÓC BÉ TẠI NHÀ NGAY

Bảo Nam giải đáp thắc mắc và hỗ trợ thông tin cho mẹ và bé miễn phí, nếu bạn có câu hỏi cần giải đáp, đừng ngần ngại, Hãy gọi cho chúng tôi nhé: 028 73006810

Massage bầu tại spa

Y tá tắm bé sơ sinh tại nhà

Liên hệ:

Công ty TNHH Dịch Vụ Bảo Nam
Doanh nghiệp đầu tiên tiên phong tại Việt Nam về dịch vụ chăm sóc mẹ và bé sau sinh tại nhà
Địa chỉ: 419/18 Cách Mạng Tháng 8, Phường 13, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 028 73006810
Hotline: 0917 526 637 (Mrs. Hường) -- 0911154637 ( Ms. Tươi)

079.581.8637